Trang chủ Giới thiệu Tin tức Hướng dẫn thanh toán Liên hệ
Hotline: 0938 272 968
Trang chủ » 

Tin tức

Chiếc nhẫn cưới bắt nguồn từ đâu?

Trong mỗi đám cưới, khoảng khắc mọi người trông đợi nhất đó là khi cô dâu, chú rể trao nhẫn cưới cho nhau, chứng tỏ từ đây hai người đã hòa hợp làm một. Tuy nhiên, không phải ai cũng tường tận về nguồn gốc ra đời của chiếc nhẫn cưới và tại sao nó lại được đeo trên ngón thứ tư của bàn tay trái.


Lịch sử của nhẫn cưới
Nhiều giả thuyết cho rằng nhẫn cưới xuất hiện từ 4800 năm trước tại Ai Cập. Theo những văn bản cổ nhất, chú rể sẽ buộc một sợi cỏ đến mắt cá chân của cô gái để giữ cho linh hồn của vợ mình không thể trốn thoát. Theo thời gian, chất liệu tạo nên nhẫn cưới thay đổi dần, từ bằng cỏ, dây thừng, da và cuối cùng là vàng, kim cương như hiện nay.
Vòng tròn là biểu tượng của sự vĩnh cửu, không có khởi đầu hay kết thúc. Vòng tròn bên trong nhẫn không phải là một khoảng không vô nghĩa mà nó là hình ảnh cánh cửa mở ra một thế giới mới, chứa đựng vô vàn điều bí ẩn đối với cô dâu, chú rể.
 
Vòng tròn của nhẫn là biểu tượng của sự vĩnh cửu
Về sau với người Hy Lạp, khi người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cũng có nghĩa là cô gái đã bị trói buộc về cả mặt tinh thần lẫn luật pháp và không còn được tự do nữa. Và những chàng trai biết rằng cô gái này là “hoa đã có chủ” và không còn ý định tấn công nữa.


Tại sao lại đeo nhẫn ở ngón áp út bàn tay trái?
Qua các giai đoạn lịch sử, nhẫn cưới được trên các ngón tay khác nhau bao gồm cả ngón tay cái, trên cả hai bàn tay trái và phải.
Hầu hết mọi người đều đeo nhẫn cưới trên bàn tay trái. Mặc dù vậy, một số phụ nữ châu Âu lại đeo nhẫn bàn tay phải. Một số phụ nữ vùng Scadinavia lại đeo tận 3 chiếc nhẫn: Nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, nhẫn khi làm mẹ.
Những cô dâu Do Thái thì đeo nhẫn ở ngón tay trỏ, bởi vì đó là ngón mà họ dùng để chỉ vào kinh Torah khi đọc. Những người theo Thanh Giáo không đeo nhẫn bởi vì họ coi đồ trang sức là phù phiếm.
Có rất nhiều giả thuyết về việc vì sao ngón tay này lại gắn biểu tượng của hôn nhân. Cả người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đều tin rằng huyết quản - được gọi là vena amoris theo tiếng Latin chạy trực tiếp từ ngón tay này tới trái tim. Tuy nhiên, sau đó các nhà khoa học đã chỉ ra rằng giải thuyết này là sai nhưng những người theo chủ nghĩa lãng mạn vẫn cho rằng đây là lý do khiến nhẫn cưới được đeo trên ngót tay áp út của bàn tay trái.
Một giả thuyết khác theo Ki tô giáo rằng: Trong lễ cưới đầu tiên của tôn giáo này, linh mục đọc “Nhân danh cha, con và thánh thần” trong khi ông chạm vào ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa, sau đó thốt lên rằng “Amen” rồi đeo nhẫn vào ngón tay áp út.
 
Vẫn chưa có lời giải thích xác đáng tại sao đeo nhẫn ở ngón áp út tay trái
Còn người Trung Quốc lại có cách giải thích rất thú vị về lý do đeo nhẫn cưới ở ngón áp út. Họ cho rằng, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn.
Khi bạn để hai bàn tay đối diện, gập ngón giữa lại và áp sát vào nhau rồi cho hai bàn tay mở ra nhưng các ngón còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón. Bạn sẽ thấy các ngón cái, trỏ, út đều dễ dàng tách ra nhưng riêng hai ngón áp út lại không thể rời.
Người Trung Quốc giải thích rằng: Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn. Anh em cũng sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn. Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể sống cùng bạn mãi mãi.
Với ngón áp út không thể rách rời nhau bởi vì bạn và người bạn đời là do số phận sắp đặt nên sẽ gắn bó với nhau mãi mãi dù cuộc sống trải qua bao thăng trầm, đắng cay, ngọt bùi. Đó chính là lý do tại sao người ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út.


Hỗ trợ trực tuyến

Ho tro

0938 272 968

Ho tro

0938 272 968

Sản phẩm bán chạy
Tin tức sự kiện
Thống kê truy cập
OnlineĐang Online
Hom nayHôm nay: 2836
Hôm quaHôm qua: 3940
Trong tuầnTrong tuần: 16299
Trong ThángTrong tháng: 185770
Lượt truy cập Lượt truy cập: 14767576